Hướng Dẫn Cài Đặt Biến Tần Toshiba Manual Tiếng Việt

Huy Quang xin chia sẻ tới bạn đọc hướng dẫn cài đặt biến tần Toshiba VF-S15, VF-PS1, VF-FS1, VF-AS1, VF-S11, VF-nC1, VF-P7, VF-S7, VF-A7, VF-S9,...

 - Việc sử dụng biến tần thật sự có ý nghĩa rất lớn và nhất là trong ngành công nghiệp bởi thiết bị này chuyển đổi tần số dòng điện một chiều thành tần số của dòng điện xoay chiều một cách nhanh chóng và chính xác. Nếu muốn đạt được độ chính xác cao trong việc thiết bị này được đưa vào hoạt động thì người dùng cần cài đặt biến tần Toshiba một cách hợp lý.

Cài đặt biến tần Toshiba có khó không?

 - Muốn cài đặt biến tần Toshiba thực sự không khó bởi biến tần có nhiều tính năng nổi bật với việc chịu được nhiệt độ cao từ môi trường chung quanh lại có các khớp nối giúp liên kết với nguồn điện chính nhanh chóng và dễ dàng nên việc lắp đặt rất tiện lợi.

 - Không những thế cài đặt cho biến tần đi vào hoạt động cũng không khó khăn gì khi biến tần Toshiba có thông số kĩ thuật rõ ràng cùng với công suất mà bạn chọn dùng thích hợp với dòng điện đi vào thiết bị nên biến tần này vừa đáp ứng được cho các nhu cầu ứng dụng của bạn mà còn vừa cài đặt dễ dàng qua các nút nhấn điều khiển.

 - Chính điều này mà biến tần Toshiba được đánh giá cao từ việc đưa đến lợi ích lớn cùng việc cài đặt dễ dàng.

Tầm quan trọng của việc cài đặt biến tần Toshiba đúng cách.

 - Thật ra khi cài đặt biến tần Toshiba kĩ thì biến tần sẽ hoạt động ổn định hơn cho bạn thấy được các ưu điểm nổi bật cùng các lợi ích hết sức tuyệt vời, ngoài ra việc cài đặt có ý nghĩa lớn do giúp cho các nhà doanh nghiệp vận dụng được tính năng của biến tần mà cho vào các ứng dụng cụ thể hơn giúp cho ngành công nghiệp phát triển hơn nữa.

 - Không chỉ vậy mà biến tần có khả năng tiết kiệm được nguồn điện năng lớn và đồng thời có thể tái chế dễ dàng nên các nhà sản xuất thiết bị này nhất là hãng Toshiba luôn cố gắng để hoàn thiện biến tần này hơn, đồng thời cho bạn sự hướng dẫn cài đặt cụ thể để bạn dùng hợp lý biến tần cho chính công việc của mình.

 - Vậy nên việc sử dụng an toàn biến tần này cần phải cài đặt hợp lý để những gì mà bạn muốn làm với thiết bị này thêm phần ý nghĩa hơn góp phần vào sự thành công của nền công nghiệp nước nhà.

Những thông số cần chú ý khi cài đặt biến tần, Servo Drive Toshiba.

I - Chức năng chính của bộ điều khiển biến tần Toshiba:

  • Đèn ECN: là đèn báo sáng khi hệ thống đang hoạt động ở chế độ tiết kiệm năng lượng.
  • Đèn chiết áp: báo sáng khi chiết áp được sử dụng.
  • Đèn VEC: sáng khi hệ thống đang chạy ở chế độ điều khiển vector.
  • Đèn RUN: sáng khi bộ biến tần đang hoạt động.
  • Đèn PRG: sáng khi ta cài đặt các tham số của biến tần.
  • Phím MON: dùng để hiển thị thông tin lên màn hình.
  • Phím ENT: dùng để lưu các thông số vừa cài đặt khi được nhấn.
  • Phím RUN: dùng để nhấn cho phép chạy biến tần.
  • Phím DOW/UP: dùng để thay đổi các giá trị lên hoặc xuống.
  • Chiết áp: dùng để chỉnh tần số một cách vô cấp khi người sử dụng xoay.
  • Phím STOP: dùng để dừng động cơ khi đang hoạt động.

II - Giao diện bảng điều khiển mở rộng (TERMINALS)

 - Biến tần có được điều khiển từ nhiều vị trí khác nhau. Ta có thể điều khiển biến tần từ BOP và cũng có thể điều khiển biến tần từ một PANEL kết nối ngoài biến tần (tránh trường hợp dây dẫn từ động cơ tới biến tần quá dài gây quá dòng). Để kết nối với PANEL ta có thể kết nối dây trên TEMINALS như sau:

Bảng điều khiển biến tần Toshiba

 - Chiết áp dùng để điều khiển thay đổi tần số khi chọn nguồn lệnh điều khiển tần số bằng chiết áp ngoài. các nút bấm dùng để thay đổi chiều quay (quay thuận, quay ngược). Khi ta dùng nút bấm không duy trì thì nó trở thành nút chạy nhắp. Nút reset để xóa lệnh trước đố.

III - Các bước đặt thông số vận hành cho biến tần Toshiba.

  1. Bật nguồn điện cấp cho biến tần.
  2. Ấn phím MON chừng nào hiển thị AUI trên màn hình.
  3. Dùng phím UP/DOWN để chuyển đổi các tham số hiển thị 
  4. Khi tên các tham số đã hiển thị, ấn phím ENT. Giá trị đặt các tham số được hiển thị
  5. Dùng phím UP/DOWN để tăng hoặc giảm giá trị.
  6. Ấn phím ENT để ghi lại giá trị đặt các tham số vào biến tần. Tên các tham số và thay đổi giá trị lần lượt, khi đó tên các tham số và thay đổi giá trị hiển thị lần lượt.
  7. Để đặt một vài tham số, quay trở lại thực hiện như bước 3.
  8. Sau khi hoàn thành cài đặt các tham số, ấn phím MON 2 lần. Tần số dòng điện được hiển thị.
AU1Tự động tăng tốc và giảm tốc
AU2Tự động nâng mô men
AU3Tự động đặt môi trường
AU4Tự động đặt chức năng
CnOdLựa chọn mode lệnh
FnOdLựa chọn mode cài đặt tần số
tyPThông số mặc định
OLnLựa chọn đặc tính bảo vệ nhiệt -  điện
F307Hiệu chỉnh điện áp cấp.
F400Dò tự dộng.
F408Tỷ lệ công suất của động cơ và biến tần.

IV - Cách thay đổi các thông số biến tần Toshiba

Thay đổi thông số biến tần Toshiba

 - Sau đó ta có thể nhấn MON hai lần để trở về màn hình chờ ban đầu hoặc tiếp tực thay đổi các thông số khác theo bước trên.

V. Reset lại các thông số về mặc định.

 - Sau một thời gian sử dụng các thông số đã bị thay đổi, người sử dụng muốn các thông số của biến tần về giá trị mặc định như máy mới ta có thể làm như sau:

Reset thông số biến tần Toshiba về mặc định

VI - Chọn nguồn lệnh điều khiển

 - Khi kết nối hoàn thành phần cứng cấp nguồn cho biến tần ta có thể chọn nguồn điều khiển là điều khiển từ BOP hoặc TERMINALS hoặc từ đầu vào tương tự (CC-VIA, hoặc CC-II) bằng các cách sau:

1. Sử dụng nguồn lệnh từ BOP.

  • Khi biến tần đưa vào sử dụng nhà cung cấp đã mặc định nguồn lệnh là từ BOP. Khi đó tần số cài đặt mặc định là:
Nhận lệnhChức năngGiá trị cài đặt
CnOdchọn nguồn lệnh1
FnOdchọn nguồn lệnh cài đặt tần số2
  • Điều khiển chạy/dừng: Bằng lệnh từ người sử dụng khi nhấn RUN hoặc STOP

 - Thiết lập tần số:

  • Tần số thiết lập bằng vị trí tương ứng khi ta xoay núm vặn biến trở trên BOP. Khi cần thiết lập tần số bằng phím UP/DOWN ta có thể cài đặt:
Nhận lệnhChức năngGiá trị cài đặt
CnOdchọn nguồn lệnh1
FnOdchọn nguồn lệnh cài đặt tần số1

 - Tần số thiết lập bằng cách tăng hoặc giảm tùy ý bằng phím UP/DOWN trên BOP đến khi đồng hồ hiển thị đến giá trị cần thì dừng lại và lưu giá trị tần số đặt bằng cách nhấn phím ENT.

2. Các bước chọn nguồn lệnh điều khiển bộ biến tần Toshiba.

Các bước chọn nguồn lệnh điều khiển biên tần Toshiba

VII - Đặt thời gian tăng tốc và thời gian giảm tốc

 - Có hai cách lựa chọn để đặt thời gian tăng tốc và thời gian giảm tốc: tự động đặt thời gian bời bộ biến tần hoặc thời gian bằng tay.

 - Trong tài liệu này, chúng ta chỉ dùng tự động đặt thời gian bởi bộ biến tần.

 - Các bước thực hiện như sau:

  1. Ấn phím MON chừng nào hiện AU1.
  2. Dùng phím UP/DOWN để hiển thị tham số AU1.
  3. Khi AU1 hiển thị, ấn phím ENT. Giá trị đặt của các tham số được hiển thị.
  4. Dùng phím UP/DOWN để tăng hoặc giảm giá trị lên 1.
  5. Ấn phím ENT đề ghi lại giá trị đặt tham số vào bộ biến tần.
  6. Sau khi hoàn thành cài đặt tham số, ấn phím MON 2 lần.
Nhận lệnhChức năngKhoảng điều chỉnhMặc định
AU1Tự động tăng tốc/giảm tốc

0: không cho phép

1: thời gian tùy theo tải

2: Thời gian nhỏ nhất có thể

0
ACCThời gian tăng tốc(0.1-3600) s10s
dECThời gian giảm tốc(0.1-3600) s10s

 - Chú ý: Nếu như giá trị lập trình là nhỏ hơn giá trị thời gian gia tốc/giảm tốc tối ưu được xác định bằng các điều kiện tải, thì chức năng ngừng hoạt động do quá dòng hoặc quá áp, có thể làm cho thời gian gia tốc/giảm tốc lâu hơn thời gian được lập trình, có thể có tác động do quá áp để bảo vệ biến tần

VIII - Đặt momen tăng

 - Momen của động cơ có thể tăng bởi sự tăng điện áp đầu ra của bộ biến tần.

 - Có hai phương pháp tăng điện áp đầu ra: tăng tự động tăng điện áp bởi bộ biến tần hoặc đặt điện áp tăng bằng tay.

 - Chý ý: nếu điện áp đầu ra của bộ biến tần tăng quá mức, bộ biến tần có thẻ dừng vì quá dòng hoặc trong trường hợp này động cơ hoặc bộ biến tần có thể bị hư hỏng.

 - Trong tài liệu này, chúng ta chỉ dùng tự động đặt thời gian bởi bộ biến tần.

 - Các bước thực hiện như sau:

  1. Ấn phím MON chừng nào hiện AU trên màn hình.
  2. Dùng phím UP/DOWN để hiển thị tham số AU2.
  3. Khi AUI1 hiển thị, ấn phím ENT. Giá trị đặt của các tham số được hiển thị.
  4. Dùng phím UP/DOWN để tăng hoặc giảm giá trị lên 1.
  5. Ấn phím ENT để ghi lại giá trị đặt tham số vào bộ biến tần.
  6. Sau khi hoàn thành cài đặt tham số, ấn phím MON 2 lần.

 - Chức năng: Tự động đóng đồng thời đầu ra điều khiển của biến tần (V/F) và lập trình momen động cơ không đổi, để cải thiện monen sinh ra bởi động cơ. Các thông số này kết hợp với việc lựa chọn cài đặt điều khiển V/F riêng như điều khiển vector.

Nhận lệnhChức năngKhoảng điều chỉnhMặc định
AU2Tự động tăng momen, điện áp

0: không cho phép

1: chế độ điều khiển vector không cmả biến và tự động dò tìm

0

IX - Cài đặt môi trường bảo vệ.

  1. Ấn phím MON chừng nào hiện AU trên màn hinh.
  2. Dùng phím UP/DOWN để hiển thị tham số AU3
  3. Khi AUI1 hiển thị, ấn phím ENT. Giá trị đặt của các tham số được hiển thị.
  4. Dùng phím UP/DOWN để tăng hoặc giảm giá trị lên 1.
  5. Ấn phím ENT để ghi lại giá trị đặt tham số vào bộ biến tần.
  6. Sau khi hoàn thành cài đặt tham số, ấn phím MON 2 lần.

1. AU3: Tự động cài đặt mồi trường bảo vệ.

 - Chức năng này cho phép biến tần tự động bảo vệ khi các thông số bị lỗi (tự động khởi động lại khi momen, nguồn cung cấp, thời gian tăng tốc, giảm tốc bị lỗi).

 - Chức năng này thích hợp cho những tải là quạt gió, máy bơm. Không sử dụng cho các máy vận chuyển, nâng hạ. Vì rất nguy hiểm nếu như vận hành từ động các thiết bị sau khi dừng tạm thời.

 - Cài đặt các thông số bằng phương pháp vận hành.

2. AU4: Cài đặt chức năng tự động.

 - Chức năng: Tự động lập trình tất cả các thông số (Các thông số như mô tả ở dưới đây) liên quan tới các chức năng bằng cách lựa chọn các phương thức vận hành của biến tần.

  • 0: Không cho phép các cực đầu vào và các thông số được lập trình chuẩn cho các thông số này.
  • 1: Cài đặt cho coast stopping. ST (tín hiệu standby) được ấn định cho đầu cực S3 và sự hoạt động được điều khiển bằng cách bật tắt cực S3.
  • 2: Có thể hoạt động bằng nút bấm tự phục hồi. HD (Giữ trạng thái hoạt động) được ấn cố định cho cực S3. Hoạt động tự giữ được thực hiện với biến tần bằng cách nối công tắc (b-contact) với cực S3 và nối với công tắc chạy (a-contact) với cực F hoặc cực R.
  • 3: Cho phép cài đặt tần số với tín hiệu vào từ một công tắc ngoài. Có thể được áp dụng tương ứng với sự thay đổi tần số từ một vài vị trí. UP (tín hiệu vào tần số lên từ công tắc ngoài) được ấn định cho cực S1, DOWN (tín hiệu tần số xuống từ công tắc ngoài) được ấn định cho S2 và CLR (tín hiệu tần số UP/DOWN từ công tắc ngoài) được ấn định cho cực S3 riêng. Các tần số có thể được thay đổi bởi cac tín hiệu vào các cực S1 và S2.
  • 4: Sử dụng để cài đặt tần số với tín hiệu dòng vào 4-20 mA. Ưu tiên cho tín hiệu dòng và FCHG (tần số lệnh buộc phải chuyển đổi) và cực ST (cực standby) được ấn định riêng cho các cực S2 và S3. Điều khiển từ xa/bằng tay (bởi các lệnh tần số khác nhau) có thể được đóng mạch vào với cực S2. Cực S3 cũng có thể được sử dụng cho coast stop.

X - Chọn quay thuận/ngịch.

 - Thông số này cho phép lập trình chiều quay của động cơ khi đang chạy hoặc khi đã dừng được thực hiện sử dụng phím RUN và Stop trên panel vận hành.

Nhận lệnhChức năngKhoảng điều chỉnhMặc định
FrChọn quay thuận/nghịch

0: quay thuận

1: quay nghịch

0

XI - Cài đặt cho thiết bị cần momen khởi động lớn, độ chính xác cao

 - Khi đó Pt được thiết lập là 3 (Chế độ điều khiển vector không cảm biến).

 - Khi sử dụng chế độ này với một motor chuẩn của Toshiba sẽ có thể có được một momen cao nhất kể cả khi tốc độ motor đang ở vùng tốc độ thấp (đặc tính này gần giống motor một chiều).

Cài đặt cho thiết bị cần momen khởi động lớn, độ chính xác cao

 - Khi sử dụng motor khác chuẩn của Toshiba ta cần phải thiết lập hệ số motor cho biến tần. Có các cách thiết lập hệ số motor như sau:

 - Chế độ điều khiển vecto không cảm biến và hệ số motor được thiết lập cùng một lúc:

  • Thiết lập thông số AU2 lên giá trị 1.

 - Hệ số motor được thiết lập tự động (auto-tuning):

  • Thiết lập thông số F400 lên giá trị 2.

XII - Cài đặt cho biến tần điều khiển thiết bị ở chế độ tiết kiệm năng lượng.

 - Đặt giá trị cho thông số Pt thiết lập là 4.

 - Khi cài đặt chế độ này năng lượng có thể được tiết kiệm trong mọi vùng tốc độ bằng cách nhận biết dòng điện của tải.

 - Chế độ này cũng phải thiết lập hệ số motor bằng chế độ tự động (auto_tuning):

  • Thiết lập thông số F400 lên giá trị 2.

XIII - Phương pháp điều khiển PI (điều khiển/tích phân).

 - Đây là phương pháp điều khiển vòng kín (có phản hồi đầu ra). Thích hợp trong các yêu cầu điều khiển chính xác cao tác động nhanh. Ví dụ như các hệ thống điều khiển lưu lượng trạm bơm xăng, hệ thống điều khiển quay dao trục chính máy CNC...

Nhận lệnhChức năngKhoảng điều chỉnhMặc định
F360Điều khiển PI

0: không cho phép

1: cho phép

0
F362Hệ số tỉ lệ0.01-1000.30
F363Hệ số tích phân0.01-1000.20

Sau khi cài đặt biến tần, Servo Drive Toshiba cần làm gì?

 - Kiểm tra lại sau khi cài đặt xong là một bước quan trọng nên bạn phải kiểm tra ngay sau khi cài đặt xong để nhằm đảm bảo an tòan cho bạn cùng mọi người xung quanh khi cho thiết bị này vào hoạt động.

 - Bạn muốn kiểm tra chính xác cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, nếu sau khi cài đặt xong thiết bị vẫn hoạt động chậm dẫn đến tiến độ làm việc bị trì trệ thì bạn nên điều chỉnh và xem lại toàn bộ quá trình cài đặt trước đó để biết sai sót ở chỗ nào mà cài đặt lại hợp lý hơn.

 - Khi hoàn thành xong các bước cài đặt biến tần, Servo Toshiba thì người dùng phải kiểm tra lại bộ nguồn, nơi kết nối dòng điện chính với thiết bị biến tần này sau đó kiểm tra các bước tiếp theo và quan trọng nhất là bước đặt chế độ hoạt động bạn cần lưu ý ở bước này để cho tần số hoạt động thích hợp với công suất hoạt động của chính thiết bị.

 - Việc cuối cùng đó chính là sau khi kiểm tra lại các bước cài đặt bạn nhận thấy thiết bị này đã điều chỉnh hợp lý thì người dùng cần cho thiết bị vào hoạt động cụ thể để nhận được các lợi ích mà thiết bị mang lại.

Tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục các lỗi xảy ra không mong muốn khi cài đặt biến tần Toshiba.

 - Nguyên nhân đầu tiên có thể là công suất làm việc của biến tần không đủ nên bạn cần kiểm tra lại và chọn loại biến tần có công suất lớn hơn đưa vào lắp đặt sử dụng.

 - Nguyên nhân thứ hai là khi cài đặt biến tần Toshiba mọi người cài đặt thông số không phù hợp nên cần khắc phục bằng cách kiểm tra lại và điều chỉnh các thông số từ đầu đến cuối nhất là chế độ vận hành của thiết bị và thời gian tăng tốc nhằm cho thiết bị hoạt động đúng với thông số của mình hơn.

 - Nguyên nhân cuối cùng là lỗi tác động từ ngoài vào nên cần khắc phục bằng cách kiểm tra đầu vào của thiết bị xem sao rồi điều chỉnh lại cho hợp lý.

 - Ngoài các nguyên nhân này ra thì còn vô số các nguyên nhân khác nhau làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của biến tần nên người dùng cần phải có cách khắc phục cụ thể qua việc luôn thường xuyên kiểm tra thiết bị, để tránh cho biến tần bị hư hỏng nghiêm trọng.

Đánh giá
Chọn đánh giá của bạn

Bài viết khác

Bảng Mã Lỗi Biến Tần Rexroth | Đầy Đủ | Chi Tiết Nhất
Bảng Mã Lỗi Biến Tần Rexroth | Đầy Đủ | Chi Tiết Nhất

Tài liệu chi tiết các lỗi biến tần Rexroth VFC 3610, VFC 5610,...

Bảng Mã Lỗi Servo Driver Toshiba | Đầy Đủ | Chi Tiết Nhất
Bảng Mã Lỗi Servo Driver Toshiba | Đầy Đủ | Chi Tiết Nhất

Tài liệu chi tiết lỗi Servo Driver Motor Toshiba VLASX, VLAST, VLNBX,,...

Hướng Dẫn Cài Đặt Biến Tần Parker Manual Tiếng Việt
Hướng Dẫn Cài Đặt Biến Tần Parker Manual Tiếng Việt

Tài liệu chi tiết thông số cài đặt biến tần Parker AC10, AC15,...

Bảng Mã Lỗi Biến Tần Parker | Đầy Đủ | Chi Tiết Nhất
Bảng Mã Lỗi Biến Tần Parker | Đầy Đủ | Chi Tiết Nhất

Tài liệu chi tiết lỗi biến tần Parker AC10, AC15, AC20, AC30,...

Bảng Mã Lỗi Servo Drive Shihlin | Đầy Đủ | Chi Tiết Nhất
Bảng Mã Lỗi Servo Drive Shihlin | Đầy Đủ | Chi Tiết Nhất

Tài liệu chi tiết lỗi Servo Drive Motor Shihlin SDA, SDB, SDE, SDH,......

Hướng Dẫn Cài Đặt Biến Tần, Servo Drive Emerson Manual Tiếng Việt
Hướng Dẫn Cài Đặt Biến Tần, Servo Drive Emerson Manual Tiếng Việt

Tài liệu chi tiết thông số cài đặt biến tần, Servo Drive Motor...

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐIỆN HUY QUANG
Zalo
Hotline